Quyền Lập Pháp PDF - Tác giả: Nguyễn Đăng Dung.

Cuốn sách chuyên khảo “Quyền lập pháp theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013” của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) là tài liệu hữu ích dành cho những ai quan tâm đến chủ đề Quyền lập pháp và tình hình phát triển của nó trên thế giới đặc biệt là Việt Nam. Cuốn sách là sự tổng hợp từ nhận thức, khái niệm cho đến những đặc điểm, cơ cấu, hình thức của hoạt động Quốc hội theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Với những thông tin và kiến thức được đưa ra trong cuốn sách này, nhà hoạch định chính sách và giới chuyên gia nghiên cứu về Luật hành chính – Hiến pháp cũng như sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này sẽ có được cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về quyền lập pháp. Cuốn sách cũng được coi là một phần văn hóa chính trị của Việt Nam được gọi theo ngôn ngữ hiện đại là văn hóa nghị trường – những thứ mà chúng ta cần phải học hỏi, cần phải trao đổi và cần phấn đấu làm cho bằng được trong tương lai.

Tải Sách Quyền Lập Pháp PDF Ebook Miễn Phí

Đọc sách Quyền Lập Pháp PDF Ebook online miễn phí hoặc tải về dưới dạng PDF Ebook theo hướng dẫn. Cuốn sách Quyền Lập Pháp PDF Ebook của tác giả Tác giả Nguyễn Đăng Dung được xuất bản bởi nhà xuất bản Nhà xuất bản Hà Nội.

DOWNLOAD Quyền Lập Pháp PDF

Làm theo hướng dẫn để lấy link tải PDF Ebook hoặc link đọc Ebook online free cuốn sách Quyền Lập Pháp PDF Ebook từ nhà xuất bản Nhà xuất bản Hà Nội.

Tác giả: Nguyễn Đăng Dung.
Nhà xuất bản: Hà Nội.
Năm xuất bản: 2023.
Trọng lượng: 350gr.
Kích thước: 24 x 16 cm.
Số trang: 356 trang.
Hình thức: Bìa Mềm.
Giá bán: 194.650 đ.
Miễn phí: Tải pdf, đọc ebook online, nghe sách nói.

Quyền Lập Pháp PDF
Sách Quyền Lập Pháp PDF Ebook đọc ebook, epub online, nghe sách nói audio miễn phí.

Đánh Giá Của Tôi Về Quyền Lập Pháp

Cuốn sách “Quyền lập pháp theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013” là một tài liệu hữu ích mang lại những thông tin và kiến thức sâu sắc về quyền lập pháp. Tác giả đã tổng hợp và trình bày một cách logic và rõ ràng, giúp người đọc hiểu được những khái niệm, cơ cấu và hoạt động của Quốc hội theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

Bản thân tôi cảm thấy cuốn sách rất hữu ích và phù hợp cho những ai quan tâm đến chủ đề quyền lập pháp, đặc biệt là nhà hoạch định chính sách và giới chuyên gia nghiên cứu về Luật hành chính – Hiến pháp. Sách cũng có thể là nguồn tư liệu học tập cho sinh viên và những người quan tâm đến việc tìm hiểu về quyền lập pháp trên thế giới và tại Việt Nam.

Nhờ sự tổng hợp và trình bày logic của tác giả, cuốn sách giúp tôi hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và nhiệm vụ của quyền lập pháp trong việc tạo ra hiệu lực cho quyết sách của một quốc gia dân chủ. Sách cũng nêu rõ vai trò của Quốc hội không chỉ trong việc ban hành luật pháp mà còn trong việc thảo luận, tranh luận, giám sát cơ quan nhà nước khác.

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả rằng không thể có một quốc gia dân chủ phát triển mà không có sự hiện diện của quyền lập pháp. Cuốn sách giúp tôi nhìn nhận giá trị và tầm quan trọng của quyền lập pháp trong việc xây dựng và phát triển một xã hội dân chủ.

Tổng cộng, cuốn sách “Quyền lập pháp theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013” là một tài liệu quan trọng và hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu về quyền

Tóm Tắt Sách Quyền Lập Pháp

Đọc Sách Quyền Lập Pháp Ebook Online

Lập pháp là một trong ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, một thiết chế được sinh ra trong lòng nhân loại một cách muộn màng nhất nhưng lại được giao trọng trách nặng nề nhất và cũng khó khăn nhất trong việc tạo nên hiệu năng cho mọi quyết sách của quốc gia. Quyền lập pháp được Hiến pháp của các quốc gia dân chủ trao cho cơ quan đại diện được nhân dân bầu ra thực hiện.Mặc dù không theo nguyên tắc phân quyền nhưng trong các Hiến pháp Việt Nam vẫn có một thiết chế do dân bầu ra có nhiệm vụ quan trọng nhất là làm luật. Khác với trước đây, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam là bản Hiến pháp đầu tiên quy định rõ quyền lập pháp thuộc về Quốc hội (Điều 69). Quyền lập pháp không chỉ giản đơn được hiểu là quyền ban hành các đạo luật, mà cần phải được hiểu rộng hơn nữa, bao gồm tất cả các hoạt động của Quốc hội, từ việc thảo luận, tranh luận, thông qua các dự thảo luật, đến quyền thành lập và giám sát các cơ quan nhà nước khác.Lịch sử phát triển quyền lập pháp gắn liền với nền văn minh và dân chủ của xã hội loài người – quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Không thể tưởng tượng được rằng, một quốc gia dân chủ phát triển mà lại không có sự hiện diện của thể chế thực hiện quyền lập pháp. Với tư cách là một nền dân chủ đang phát triển, Việt Nam cũng có một thể chế thực hiện quyền lập pháp được gọi là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Cuốn sách chuyên khảo “Quyền lập pháp theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.” do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) sẽ là tài liệu hữu ích dành cho những ai đang quan tâm đến chủ đề này; đặc biệt là nhà hoạch định chính sách và giới chuyên gia nghiên cứu về Luật hành chính – Hiến pháp; những độc giả, sinh viên quan tâm tới hành trình ra đời, phát triển lý luận về quyền lập pháp trên thế giới cũng như Việt Nam…Cuốn sách là sự tổng hợp từ nhận thức, khái niệm cho đến những đặc điểm, cơ cấu, hình thức của hoạt động Quốc hội theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Những điều đó đã và đang được tổng hợp thành một phần văn hóa chính trị của Việt Nam được gọi theo ngôn ngữ hiện đại là văn hóa nghị trường – những thứ mà chúng ta cần phải học hỏi, cần phải trao đổi và cần phấn đấu làm cho bằng được trong tương lai.TRÍCH ĐOẠN HAY1. Mặc dù lập pháp là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước nhưng mô hình của lập pháp cũng những thành tựu của lập pháp có được như ngày nay là bắt đầu từ cách mạng dân chủ tư sản, mà khởi đầu bằng tư tưởng của những nhà lý thuyết phân quyền J. Locke và S. Montesquieu và của rất nhiều tác giả khác sau này.Lịch sử phát triển quyền lập pháp gắn liền với nền văn minh và dân chủ của xã hội loài người – quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Không thể tưởng tượng được rằng, một quốc gia dân chủ phát triển mà lại không có sự hiện diện của thể chế thực hiện quyền lập pháp. Với tư cách là một nền dân chủ đang phát triển, Việt Nam cũng có một thể chế thực hiện quyền lập pháp được gọi là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu như những năm trước đây của công cuộc vừa xây dựng vừa đấu tranh giành độc lập dân tộc, rồi tiếp theo đó nền kinh tế tập trung kế hoạch của xã hội chủ nghĩa với tư duy cũ, Quốc hội – lập pháp là thể chế thể hiện sự quyết tâm, đoàn kết một lòng xung quanh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, góp phần rất lớn cho công cuộc giải phóng giành độc lập cho dân tộc, thì những năm sau này của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội đã trở thành diễn đàn sôi động quyết định những vấn đề nóng bỏng của quốc gia đại sự, nơi các quan chức cấp cao nhất của Nhà nước phải giải trình các quyết sách của mình trước quốc dân. Người dân náo nức chờ đón những phiên chất vấn của Quốc hội, mong muốn chờ đợi những thay đổi mỗi khi Quốc hội kết thúc khóa họp. Nhưng những năm gần đây, Quốc hội dường như có những bước đi chững lại. Dân chủ là một trong những mô hình tổ chức nhà nước khó khăn nhất, nhưng đỡ tệ hại hơn những hình thức còn lại, trừ những hình thức tệ hại mà loài người đã trải qua, theo cách nói của Thủ tướng nước Anh sau Đại chiến thế giới thứ hai, W. Churchil,[1] Quốc hội là một thể chế cấu thành khó khăn nhất của nhà nước dân chủ. Là một thiết chế mới nhất trong lịch sử của Việt Nam, Quốc hội phải vừa làm và vừa phải học. Từ một nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội Việt Nam đã trưởng thành, từ một thể chế động viên khích lệ tinh thần đại đoàn kết toàn dân trong hai cuộc chiến tranh giành độc lập đến tham luận, rồi tranh luận trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có rất nhiều việc phải làm, nhiều việc phải còn ngỡ ngàng. Thậm chí trong Hiến pháp cũng như trong các văn bản dưới Hiến pháp về Quốc hội hiện còn có những quy định rất mâu thuẫn, chồng chéo. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa sửa, mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta phải thực sự cầu thị.2. Cuốn sách chuyên khảo này là sự tổng hợp từ nhận thức, khái niệm cho đến những đặc điểm, cơ cấu, hình thức của hoạt động Quốc hội. Những điều đó được đánh giá thành một phần văn hóa chính trị của Việt Nam được gọi theo ngôn ngữ hiện đại là văn hóa nghị trường – những thứ mà chúng ta cần phải học hỏi, cần phải trao đổi và cần phấn đấu làm cho bằng được trong tương lai.3. Trong cuốn sách “Chuyên luận thứ hai về chính quyền dân sự”, Chương IX, J. Locke nói rõ quyền lập pháp như là công cụ nhà nước bảo vệ quyền sở hữu: mục đích cao cả của con người gia nhập vào xã hội là việc thụ hưởng quyền sở hữu của họ trong hòa bình và an toàn, còn công cụ và phương tiện cao cả của điều này là luật pháp được thiết định trong xã hội. [Luật] xác thực đầu tiên và làm nền tảng cho cộng đồng quốc gia, là việc thiết lập cơ quan quyền lực lập pháp, cũng như là luật tự nhiên đầu tiên và làm nền tảng cai quản ngay cả cơ quan lập pháp là sự bảo toàn xã hội và của mỗi cá thể (ở mức mà nó phù hợp với lợi ích công). Cơ quan lập pháp này không những có quyền lực tối cao của cộng đồng quốc gia, mà còn là quyền lực thiêng liêng và không thể hoán đổi một khi cộng đồng đã đạt nó vào trong khung cảnh đó. Không thể có bất kỳ quyền lực nào có đủ sức mạnh thay đổi được.4. Montesquieu viết: “Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão thì không còn tự do nữa; vì người ta sợ rằng, chính ông ta hay viện ấy sẽ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do, nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp, thì ông quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết”.5. Tự do sẽ không có nếu quyền lập pháp và quyền hành pháp chập vào một bàn tay. Vì người nắm quyền lực sẽ đặt ra những quy tắc thuận tiện cho mình cai trị và sẽ không ban hành các quy tắc gây bất lợi cho mình. Quyền lập pháp nhập với quyền tư pháp thì tự do cũng sẽ bị đe dọa. Nếu một người vừa có quyền lập pháp vừa có quyền tư pháp thì sẽ: làm luật cho những trường hợp hay cá nhân mà ông ta muốn hại, chẳng hạn một nhà độc tài làm ra những đạo luật riêng nhằm bỏ tù những kẻ chống đối mình; sẽ không đem thi hành đạo luật cho những cá nhân mà ông ta bênh vực hay biệt đãi, chẳng hạn một nhà độc tài đóng vai trò thẩm phán sẽ không phạt tù những kẻ thân thuộc đã phạm tội. Như vậy, luật không còn là luật nữa vì không có giá trị tổng quát mà thay đổi tùy theo ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền.6. Tự do theo quan niệm của Rousseau không phải là thứ tự do vật chất để con người muốn làm gì thì làm như cách nghĩ của Hobbes, cũng không phải là tự do tinh thần để con người tự phán đoán, định đoạt lấy mình như suy nghĩ của Locke. Với Rousseau, một người tự do là thái độ và hành vi của người đó tuân theo những khuôn mẫu do mình tự đặt ra, mặc dù sự tuân theo này đôi khi đòi hỏi phải kìm chế những khát vọng, những nhu cầu lôi kéo người đó về những chiều hướng đối lập. Tự do là tuân theo những quy luật nhưng đó không phải là những quy luật từ ngoài áp đặt lên ý chí của con người. Tự do là tự chấp thuận những định luật, khi đó, người ta đã đồng nhất với quy luật và không còn cảm thấy bị bó buộc hay cản trở bởi quy luật.Về tác giảLà chuyên gia đầu ngành của Việt Nam chuyên nghiên cứu về Luật Hiến pháp – Hành chính, hiện đang nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, giảng dạy tại khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.Các tác phẩm tiêu biểu: Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Lịch sử các học thuyết chính trị, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Quyền lập pháp, Sự hạn chế quyền lực nhà nước…[1] W. Churchil, Phát biểu trước Hạ viện Anh ngày 11/11/1947.

Review Quyền Lập Pháp

Bài Học Từ Sách Quyền Lập Pháp

1. Quyền lập pháp là một trong ba quyền quan trọng của nhà nước và được Hiến pháp của các quốc gia dân chủ trao cho cơ quan đại diện của nhân dân thực hiện.
2. Quyền lập pháp bao gồm tất cả các hoạt động của Quốc hội, từ việc thảo luận, tranh luận, thông qua các dự thảo luật, đến quyền thành lập và giám sát các cơ quan nhà nước khác.
3. Lịch sử phát triển quyền lập pháp gắn liền với nền văn minh và dân chủ của xã hội loài người, không thể tưởng tượng được một quốc gia dân chủ mà lại không có sự hiện diện của thể chế thực hiện quyền lập pháp.
4. Việt Nam có một thể chế thực hiện quyền lập pháp được gọi là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Cuốn sách chuyên khảo “Quyền lập pháp theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013” của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung là tài liệu hữu ích dành cho những ai quan tâm đến chủ đề Quyền lập pháp.
6. Cuốn sách tổng hợp từ nhận thức, khái niệm, đặc điểm, cơ cấu, hình thức của hoạt động Quốc hội theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và đóng góp vào văn hóa nghị trường của Việt Nam.

Tác giả: Minh Hằng.

Những Ý Tưởng Lớn Của Lý Quang Diệu PDF

Tải Sách Những Ý Tưởng Lớn Của Lý Quang Diệu PDF Ebook Miễn Phí Đọc sách Những Ý Tưởng Lớn Của Lý Quang Diệu PDF Ebook online miễn phí hoặc tải về dưới dạng PDF Ebook theo hướng dẫn. Cuốn sách Những Ý Tưởng Lớn Của Lý Quang Diệu PDF Ebook của tác giả Tác [...]

Bộ Luật Hình Sự Hiện Hành Bộ Luật Năm 2015, Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2017 PDF

Cuốn sách Bộ Luật Hình Sự Hiện Hành Bộ Luật Năm 2015, Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2017 là tài liệu chính thức về pháp luật hình sự Việt Nam, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Cuốn sách bao gồm nội dung về các quy định, điều [...]

75 Năm Hình Thành, Phát Triển Của Hệ Thống Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Và Định Hướng Tiếp Tục Hoàn Thiện 1945-2020 PDF

Cuốn sách “75 Năm Hình Thành, Phát Triển Của Hệ Thống Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Và Định Hướng Tiếp Tục Hoàn Thiện 1945-2020” là một tài liệu quan trọng và đầy đủ về lịch sử phát triển pháp luật hình sự Việt Nam trong vòng 75 năm qua. Cuốn sách đã thực hiện [...]

Sự Tương Đồng Giữa Goethe Và Tolstoy PDF

Cuốn sách “Sự Tương Đồng Giữa Goethe Và Tolstoy” của Thomas Mann là một bài diễn thuyết nổi tiếng về sự so sánh và đánh giá tác phẩm của hai nhà văn đại diện cho văn học thế giới: Johann Wolfgang von Goethe và Lev Tolstoy. Cuốn sách đưa ra những nhận định sâu sắc [...]

Biển Đông Trong Tầm Nhìn Chiến Lược Của Trung Quốc 10 Năm Nhìn Lại 2012-2022 – Từ Chính Sách Đến Thực Thi PDF

Cuốn sách “Biển Đông Trong Tầm Nhìn Chiến Lược Của Trung Quốc 10 Năm Nhìn Lại 2012-2022 – Từ Chính Sách Đến Thực Thi” là một tài liệu quan trọng giúp độc giả hiểu rõ hơn về vị trí và vai trò của Biển Đông trong cuộc đua quyền lực của Trung Quốc trên toàn [...]

Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh PDF

Cuốn sách “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” là tuyển tập những câu chuyện về đạo đức và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua những câu chuyện này, độc giả sẽ được tìm hiểu về tầm quan trọng của đạo đức trong cuộc [...]

Chuyện Đông Chuyện Tây – Tập 3 PDF

Cuốn sách Chuyện Đông Chuyện Tây – Tập 3 là một tập hợp các bài viết của tác giả An Chi, được đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay. Từ những câu chuyện đơn giản hàng ngày, An Chi đưa người đọc đến với những tư duy sâu sắc về tri thức, lịch sử [...]

Luật Thi Hành Án Dân Sự Hiện Hành Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2014, 2018, 2020, 2022 PDF

Cuốn sách Luật Thi Hành Án Dân Sự Hiện Hành Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2014, 2018, 2020, 2022 PDF Ebook là toàn văn Luật Thi hành án dân sự được hợp nhất từ nhiều luật sửa đổi, bổ sung khác nhau. Cuốn sách này cung cấp cho bạn đọc một văn bản luật hoàn [...]

Lịch Sử Triết Học Phương Tây – Tập 3 – Triết Học Hiện Đại – Bìa Cứng PDF

Lịch sử triết học Phương Tây – Tập 3 – Triết học hiện đại – Bìa cứng là cuốn sách đầy đủ và chi tiết nhất về triết học phương Tây từ tiền Socrates đến đầu thế kỹ 20. Tác giả, Bertrand Russell, là một triết gia, sử gia, nhà phê bình xã hội, và [...]

Pháp Môn Hạnh Phúc – Tinh Thần PDF

Cuốn sách Pháp Môn Hạnh Phúc – Tinh Thần của Đại sư Tinh Vân là một cẩm nang nhỏ giáo dục cho con người biết rằng hạnh phúc không phải là điều xa xỉ, mà ngay trong những sự việc diễn ra ở đời thường, nếu ta có thể thấu triệt suy nghĩ và biết [...]

Luật Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng PDF

Cuốn sách Luật Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng là tài liệu quan trọng để cung cấp những thông tin về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Với 8 chương và [...]

Nho Gia Pháp: Tư Tưởng Thông Luận PDF

Cuốn sách Nho Gia Pháp: Tư Tưởng Thông Luận PDF Ebook là tác phẩm nghiên cứu sâu sát về tư tưởng pháp luật cổ đại Trung Quốc, đặc biệt là Nho gia và tư tưởng pháp luật luân lý. Tác giả đã phân tích và đưa ra những lập luận rất độc đáo và chi [...]

Đội Thiếu Niên Du Kích Thành Huế PDF

Cuốn sách Đội Thiếu Niên Du Kích Thành Huế PDF Ebook của nhà văn Văn Tùng là một tác phẩm văn học đầy cảm xúc và ý nghĩa. Trong cuốn sách, tác giả đã khắc họa rõ nét hình ảnh những thiếu niên thông minh, gan dạ, giàu nhiệt huyết tham gia kháng chiến chống [...]

Góp Phần Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng Của Đảng, Đấu Tranh Phản Bác Quan Điểm, Luận Điệu Sai Trái, Thù Địch Chống Phá Đại Hội XIII PDF

Cuốn sách “Góp Phần Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng Của Đảng, Đấu Tranh Phản Bác Quan Điểm, Luận Điệu Sai Trái, Thù Địch Chống Phá Đại Hội XIII” là tác phẩm mang tính cách mạng của Đảng trong việc phản bác, đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch và xuyên [...]

Giải Mã Quyền Lực Mềm Hoa Kỳ Dưới Thời Barack Obama PDF

Tải Sách Giải Mã Quyền Lực Mềm Hoa Kỳ Dưới Thời Barack Obama PDF Ebook Miễn Phí Đọc sách Giải Mã Quyền Lực Mềm Hoa Kỳ Dưới Thời Barack Obama PDF Ebook online miễn phí hoặc tải về dưới dạng PDF Ebook theo hướng dẫn. Cuốn sách Giải Mã Quyền Lực Mềm Hoa Kỳ Dưới [...]